Trong ký ức của mỗi chúng tôi - những người thầy cô giáo từng giảng dạy, công tác tại Tam Lãnh, nơi đây từng ghi dấu nhiều kỹ niệm về một thời son trẻ, tươi đẹp của cuộc đời. Khi tất cả đã trở thành kỹ niệm thì những buồn vui, khó nhọc, những nghịch ngợm, ngây ngô ngày xưa giờ cũng thi vị như những bông hoa đẹp, những áng mây hồng trang điểm cho tâm hồn của mỗi chúng tôi. Chúng tôi tạo trang blog này muốn thành một nơi để chúng tôi cùng đến, kể lại nhau nghe những câu chuyện, những cảm xúc về một thời thân thương, yêu dấu nhất. Hãy đến với nhau! Vui thì hãy cùng vui, buồn thì hãy cùng chia sẻ để giải bớt oi bức đời thường.
Xin hãy đến với nhau!

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thơ người ngoại đạo - Thầy giáo Trần Ngọc Trực

Sáng nay, rất sớm, chuông điện thoại reo vang, tôi thật bất ngờ nghe giọng Trực: 
- Anh Dũng ơi, mời anh ly cà phê!
- Có cần gì gấp không? Mình dạy tiết đầu.
- Hay là em tới cổng trường đợi anh.
- Thôi, em cứ đến Oanh Ca đợi. Anh sẽ tạt vô tý.
Tôi đến, Trực đã ngồi đợi sẵn:
- Đen anh nhé! 
- Ok, sao lâu ni khỏe không?
- Rất khỏe, anh đọc cái này. Của em đó!
Trực nhìn tôi cười bằng cả miệng lẫn mắt rồi tiếp:
- Nhớ Tam Lãnh, nhớ ngày xưa quá anh à! Cả hai đêm em lén lút vợ con cậy cục mới ra chứng nớ đó. Được vậy nghe nhẹ lòng.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiêu các thầy cô và bà con Tam Lãnh bài thơ "Ký ức Tam Lãnh" của thầy giáo Trần Ngọc Trực:

KÝ ỨC TAM LÃNH



Ký ức đây rồi, thời để nhớ
Bếp vui tập thể mái trường xưa
Một thuở yêu thương tranh tre vách đất
Nghèo khó bao năm trên đất vàng Bồng Miêu
Nhưng nơi đây là những năm tháng diệu kỳ
Khó nhọc, hòa đồng, trẻ trung, tinh nghịch
Khóc cười - nước mắt trộn niềm vui

Vui vẻ gọi nhau bằng những tên thân mật
Bùi Tèo, Hải Tồ, Trực Ké, Lợi Râu
Nhưng trên hết là tên trường Tam Lãnh
Hiệu trưởng Từ bảnh bảnh họp giao ban
Ban giám hiệu có thêm Đức, Liên, Tình
Tổ Xã hội có Tình, diệu Thu và Lãnh
Sử có Kim Thoa, địa Đặng Hưng Tùng
Tự nhiên: Lợi lý, Hải Toán
Hóa thì có Gái quản phòng thiết bị nghiêm minh
Thư viện một mình Thành Phước
Kế toán cộng tiền là Ninh Văn Sĩ
Anh Sỹ bến đò, thầy Đệ thôn Ba
Lệ lớp 5A điểm mười Anh Dũng
Còn nhớ cặp đôi Liên Diệu, Liên Thùy
Và tiếng xập xình dàn nhạc anh Nghĩa
Vào thăm Nguyệt, Phượng mời đến Trà Sung
Thôn Bảy đêm hôm đỏ đèn Bích, Hạnh
Chị Minh, anh Đáo còn khỏe hay không?
Cạnh trạm xá, chị Bình còn đó

Không quên được người anh thân yêu nhất
Giờ đây anh chị đi xa rồi
Cho một lần em xin tạm gọi
Hai chữ H - C kết một bài thơ.
                                    Tam kỳ, 31/10/2012 
                                              TNT

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012


Nguồn tin đăng trên pháp luật và xã hội.
PHÓNG SỰThứ Tư, 31/10/2012 08:33
Đắng lòng cảnh vợ bán thân nuôi chồng chạy thận
Lấy chồng chưa được bao lâu thì chị H. biết tin anh bị bệnh. Để có tiền cho chồng đi lọc máu hàng tuần, chị đành chấp nhận lặn lội ngoài đường bán thân.
http://img.phapluatxahoi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/10/31/xotxacanhvobanthannuoichongchaythan.jpg
Làm đủ nghề để nuôi chồng chạy máu

Từ bán bánh mì rong đến làm bar

Trong căn nhà trọ lụp xụp nằm trong ngõ Cột Cờ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chị M.T.H. (quê Thanh Hóa) không giấu nổi xúc động khi chúng tôi hỏi về cuộc sống cơ cực của vợ chồng chị. Chưa đến 30 tuổi nhưng người phụ nữ này già hơn tuổi và gương mặt lốm đốm những vết tàn nhang, nốt chân chim.

Chị H. ngậm ngùi kể câu chuyện tình đẹp của chị và chồng. Anh chị là bạn học cấp ba của nhau. Ban đầu hai người chỉ coi nhau là bạn, cho đến khi, cùng đi làm công nhân ở Hà Trung, Thanh Hóa, anh chị mới nẩy sinh tình yêu và làm đám cưới sau 4 năm yêu thương mặn nồng.

Niềm vui của ngày hạnh phúc chẳng kéo dài được bao lâu thì chồng chị H mắc chứng suy thận cấp. Gia đình đã dùng hết số tiền cưới và tiền tích góp đưa anh ra Hà Nội cấp cứu nhưng vẫn không đủ. Thời gian đầu nằm cấp cứu tích cực, không có bảo hiểm nên tiền điều trị tính đến vài triệu đồng một ngày. Đến bây giờ, sức khỏe của chồng chị H, cũng ổn nên hàng tuần, anh chỉ đến viện lọc máu 3 ngày.

Theo chồng ra Hà Nội để lọc máu 5 năm nay, chị H. làm đủ mọi nghề để kiếm sống, từ bán bánh mì rong quanh bệnh viện cho đến luộc khoai, luộc lạc đi bán rong. Tuy nhiên, những nghề nhỏ nhặt ấy cũng có “thổ công” bao đường nên chị không lại được với tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”. Để đảm bảo cuộc sống của hai vợ chồng ở Hà Nội, chị H. xin vào làm việc cho một quán bar trên phố Nguyễn Du rồi sang quán trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội.

Thời gian đầu, chị bắt đầu làm từ 3h chiều đến 12h khuya. Lương mỗi tháng 800.000 đồng cộng thêm tiền khách bo và tiền hoa hồng từ rượu, đồ ăn đắt tiền…tổng thu mỗi tháng của chị khoảng 2 triệu đồng. Trong khi đó, các khoản tiền khác nhau đè nặng lên đôi vai chị. Mỗi tháng, BHYT trả 80% tiền lọc máu cho anh Ch., còn lại, anh chị phải đóng thêm tiền thuốc thang, bồi dưỡng nhưng vẫn khiến cho vợ chồng chị méo mó mặt mày.

Bán thân nuôi chồng

Thời gian đầu, anh Ch. còn đi làm bảo vệ cho một cửa hàng ăn uống, nhưng 2 năm trở lại đây, anh hay mệt nên không đi làm bảo vệ được đành ở nhà sống phụ thuộc vào vợ.

“Yêu chồng, thương cho hoàn cảnh số phận của mình lắm nhưng tôi không biết làm thế nào. Tiền thuê nhà, tiền điện nước đã ngót nghét cả triệu đồng/tháng. Bố mẹ ở quê già yếu, cũng không thể giúp đỡ, nên tôi phải tìm việc làm khác”, chị H. nhớ lại những lời thanh minh với chồng trong khoảng thời gian trước ngày sa chân vào chỗ tối.

Bí tiền và cùng quẫn, chị H. nghe lời dụ dỗ của nhóm bạn bè làm cùng đi kiếm thêm nếu khách có yêu cầu đi xa hơn. Từ người vợ chân chất, giản dị, H chuyển sang mua son phấn, váy ngắn khi ra khỏi nhà. Có những đêm, đến 2h khuya chị mới trở về nhà. Người chị không chỉ có mùi rượu mùi khói thuốc mà còn có cả mùi lạ. Anh Ch. biết thế nhưng cũng đành chấp nhận bởi bản thân bệnh tật con cái không có, vợ còn bên mình là may lắm rồi.

Hàng xóm ở quanh cái khu chạy thận này ai cũng biết chị đi làm nghề bụi bặm, nhưng họ đều thông cảm. “Hoàn cảnh xô đẩy, nếu chị bán dạo bánh mì thì hai vợ chồng chỉ có nước về quê chờ chết thôi”, một người cùng chạy thận với anh Ch. chia sẻ.

Ngày nào chị cũng rời nhà lúc 2h chiều và đến gần sáng mới trở về. Anh Ch. vẫn đều đặn vào bệnh viện chạy thận hàng tuần. Có lúc, anh cũng tự ái với vợ nhưng khi nghe những lời người cùng cảnh ngộ động viên, anh lại im lặng. Những ngày đầu chị làm nghề buôn phấn, bán son trong một sàn nhẩy ở quận Hai Bà Trưng, khi sàn đóng cửa, chị H. không còn việc nên đành chấp nhận đứng đường ở cuối bến xe Nước Ngầm.

Nhắc tới chuyên công việc chị H. chẳng giấu giếm: “Họ chủ yếu là lái xe đường dài, nếu có nhu cầu thì alo cho mình thôi. Gần 8 năm yêu chồng, chưa ngày nào tôi không sống trong day dứt vì phản bội anh ấy. Anh Ch. cũng hiểu nên không bao giờ ca thán gì với vợ cả. Có lẽ, anh đã chấp nhận cuộc sống như thế này. Tôi lo lắm, sau này không có con cái, tuổi xuân đi qua, không biết chúng tôi sẽ sống ra sao”.

Tháng 6 vừa qua, trong một lần đi khách, chị H. bị bắt và đưa lên trại phục hồi nhân phẩm ở Ba Vì. Tại đây, chị luôn sống trong đau khổ và lo lắng cho người chồng bệnh tật của mình. Đến bây giờ, chị H. vẫn không biết liệu mình có rơi vào cảnh “ngựa quen đường cũ” hay không, chị bảo: “Chồng với tôi là tất cả, dù không có con cái như những cặp vợ chồng khác nhưng tôi vẫn yêu thương anh ấy nhiều lắm”.

Nói về công việc trong tương lai, chị H. chỉ quay đi nhìn vào chiếc bếp ga du lịch cũ kỹ rồi nói: “Cứ chờ xem đã”. Chị H. khoe sang tháng, chị sẽ đưa chồng xuống bệnh viện giao thông vận tải để lọc máu vì có một "mạnh thường quân" ở Cầu Giấy cho mượn nhà ở tạm. Hy vọng ở đó, gánh nặng bệnh tật, gạo tiền sẽ nhẹ nhàng hơn với anh chị.
Theo Dòng đời

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nghịch ngợm cho vui!


VỨT CÁI ROI TRÂU 
                                      Tặng người chăn trâu











Tưởng đâu xa lãng cõi đời
Miên man đùa với mây trời, cỏ cây
Ngồi quán gió, ngắm đèo mây
Áo trăng, chiếu cỏ tháng ngày ... chăn trâu

Tưởng đâu tóc rối bạc màu
Về ôm cần trúc chân cầu nước trôi
Đi không hỏi, ở không mời
Thung thăng đồng vắng, bể khơi một mình

Vậy mà tự cõi lung linh
Em về hiển hiện dáng hình kiêu sa
Vậy mà "trong ngọc trắng ngà"
Em về chuốc rượu cho ta say mềm

Lạy tìm hai chữ bình yên
Cho ta úp mặt vào miền hư không
Cho ta trốn khỏi oi nồng
Cõi trần sắc sắc không không rực mầu

Thôi đành vứt cái roi trâu!

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Sài Gòn luôn là nơi ồn ào, náo nhiệt, nhưng cũng có một khoảng lặng khi màn đêm về. Xin giới thiệu đến mọi người bài viết phóng sự về Đêm Sài Gòn của Hải. Bài viết này nằm trong khuôn khổ bài tập cho lớp nghiệp vụ báo chí và đạt điểm A trong 136 bài được chọn.



HộI NHÀ BÁO THÀNH PHố HỒ CHÍ MINH
…………………*…………………
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ  – 2012
Giảng viên: Bùi Nguyễn Trường Kiên – Bài tập : Viết Phóng Sự
Học viên: Nguyễn Thanh Hải

NHỮNG VÒNG XE ĐÊM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN

Khác với một Sài gòn ồn ào và náo nhiệt, khác với những gì diễn ra hàng ngày có một Sài gòn khác, một sài gòn với những con người lặng lẽ mưu sinh trong bóng đêm với những công việc bình thường như chính cuộc đời của họ. Họ là ai? họ là những con ngươì bình dị chân chất giữa đời thường, họ kiếm sống bằng những đồng tiền chân chính, bằng chính sức lao động của họ dù bằng cách này hay cách khác thì những đồng tiền ấy được đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt để lo cho cuộc sống gia đình với một niềm tin vào ngày mai tươi sáng, và những con người ấy luôn đáng để chúng ta trân trọng, những con người góp phần làm nên một Sài gòn chân thực và lãng du hơn.
(người đàn ông chạy xe đêm đang chờ khách)
Những ngày giữa tháng 8 mùa thu phương nam trở nên dễ chịu hơn, những cơn mưa chiều đã thổi vào bầu không khí  một lượng hơi nước cần thiết làm cho ban đêm mát mẽ vô cùng. Hòa mình cùng những dòng người tấp nập đang dạo phố, tôi lang thang trên khắp nẻo đường của sài gòn như đi tìm một cái gì đó cho riêng mình, một cái gì đó khác với những gì mà tôi đang thấy. Sài gòn về đêm những con đường sáng rực ánh đèn, những tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng, quán xá đủ loại đèn màu nhấp nháy  tạo nên một khung cảnh đẹp và huyền ảo, những chiếc xe hơi bóng loáng, những chiếc xe máy đắt tiền tấp nập vào ra những quán ăn, nhà hàng sang trọng, và trên những gương mặt luôn tỏa ra vẽ sung sướng thỏa mãn với những gì mà họ đang hưởng thụ.
Trên một góc phố nhỏ tôi nhìn thấy một vẽ khác của sài gòn hoa lệ, một nét phản chiếu rất thực của đời sống thực tại nó không còn sự sang trọng, hay vẽ tự mãn sung, sướng hạnh phúc mà thay vào đó là một đôi mắt với cái nhìn xa vời vợi, một cái nhìn nao lòng cho ai đó đi qua. Ánh mắt ấy thoát ra từ một người đàn ông chạy xe ôm đang ngồi vắt vẻo trên chiếc xe của mình đang chờ tìm khách. Ánh mắt ấy sẽ rực sáng lên nếu có một người bước tới, hay một bàn tay vẫy, điều đó đồng nghĩa là sẽ có được thêm vài chục ngàn đồng. Tôi dựng xe và bước tới người đàn ông ngạ hỏi chú em hỏi gì? Vì chắc tôi không phải là khách đi xe ôm.Tôi mĩm cười và nói, không có gì chỉ muốn hỏi chuyện bác tí thôi, người đàn ông chạy xe đưa ánh mắt nhìn tôi một cách dò xét.  Như để trấn an anh và cũng để chứng minh mình không phải là người xấu tôi gọi điện cho một đồng nghiệp, và nói với anh ta tôi đang tác nghiệp ở đây rủ anh ta cùng tới đi ăn khuya.  Qua câu chuyện trao đổi người đàn ông nhìn tôi và bất ngờ hỏi cộc lốc” nhà báo hả”? tôi lặng lẽ gật đầu, dường như đã tạo được niềm tin nên anh hỏi tôi? chổ này có gì đâu mà tác nghiệp, vô mấy quán bar kìa nhiều cái để viết lắm, tôi trả lời ở đâu mà không tác nghiệp được hả anh? Quan trọng là mình tác nghiệp để viết cái gì mà thôi.
Tôi hỏi anh, anh thường chạy đến mấy giờ thì nghỉ? Và chạy xe đêm anh thấy có thấy nguy hiểm không? Như có người chia sẽ anh bắt đầu bộc bạch:  nghề này giờ khổ và nguy hiểm lắm em ơi, xe củ thì khách lại chê không đi, mà xe mới, đẹp là dể chết với tụi nó lắm, vì mình đâu biết ai là kẻ cướp,với lại bấy giờ khách đi taxi là chủ yếu, còn xe ôm chỉ chở những người khách quen hay khách lỡ đường thôi. Khi càng  ít khách thì nguy hiểm lại càng tăng, vì chờ cả đêm có người kêu chở là mừng lắm rồi  đâu còn thời gian để suy xét. Và như để an ủi bản thân mình anh kể tiếp, anh có 2 người con còn nhỏ đang học phổ thông, vợ cũng lo buôn bán nhưng sống giữa thành phố này để lo cho 2 đứa con đủ tiền ăn học là cả một khoản tiền không nhỏ nên ngoài việc phụ vợ bán ăn sáng buổi tối anh tranh thủ chạy thêm để kiếm tiền trang trải. Tháng 8 đồng nghĩa với mùa tựu trường sắp đến, những chi phí  cho con vào năm học mới  cũng tăng lên như mua sắm áo quần, sách vỡ, và cả tiền học phí nữa đã đè nặng lên trái tim và những lo toan của một người cha như anh. Mỗi buối tối khi anh dắt xe ra là chị nhìn theo với đôi mắt đầy lo lắng cả đêm không ngủ, và cũng đôi mắt ấy như biết cười khi nghe tiếng xe quen thuộc mỗi sớm mai về cùng theo đó là nụ cười của anh, vì đêm qua đắt khách. Có những đêm chỉ chở được vài người khách, số tiền kiếm được sau khi trừ xăng cũng chỉ dư được vài chục ngàn, nhưng như thế cũng có tiền cho con mua thêm cây bút hay bút hay tập vỡ chứ nếu không làm thì biết lấy ở đâu? trời càng về khuya đường phố vắng lặng, không khí lạnh hơn, và lời tâm sự của người đàn ông chạy xe ôm cũng trở nên trầm buồn da diết hơn. Thi thoảng một vài chiếc xe máy phóng qua trên xe cô gái ăn mặc mát mẽ ôm sát chàng trai và cười một cách đầy phấn khích, để lại phía sau một mùi nước hoa thoang thoảng  giữa không gian, anh cười và bảo tôi họ đi tìm bái đáp đấy! tôi gật đầu như ngầm hiểu cùng anh. Một người bán hủ tíu gõ đẩy xe ngang qua và kèm theo một lời mời gọi, ăn giùm em tô đi, tối nay ế quá tôi liền xin phép được mời anh một tô hủ tíu gõ, một món ăn đêm quen thuộc của người lao động, nóng và rẽ tiền.
Có ngồi dưới trời khuya húp từng muỗng nước lèo ngọt ngào trong tô hũ tíu, giữa một thành phố lớn và sang trọng nhất nước, với những con người lao động chân chính và nghèo này, bạn mới thấy được hết ý nghĩa của cuộc sống. Bởi ở đó họ sống rất bình thường dung dị không màu mè và cũng chẳng chua ngoa,  họ sống bằng những gì họ kiếm được, niềm vui và nổi buồn cũng vì thế luôn theo họ mỗi ngày. Trái với những bữa tiệc xa xỉ, những cuộc vui của những kẻ lắm tiền, những con người này họ có cái vui riêng niềm vui của họ là bán hết xe hủ tíu, hay được nhiều cuốc xe ôm để sớm mai khi bình minh về cả nhà họ lại cùng cười  sau một đêm với những gì kiếm được, những niềm vui đơn giản giữa đời thường. Một người  đàn bà đứng bên kia đường giơ tay vẫy anh vội vàng đứng dậy chào tôi và nói khách quen rồi nổ máy xe lao qua, thoáng đã thấy mất hút cuối con đường. Không biết cuốc xe ấy có nhiều tiền không? Có đủ để anh mua thêm cho con vài bộ áo mới hay cố kiếm đủ tiền mua cho hai đứa một bộ máy vi tính như lời anh đã hứa đầu mùa hè? Không biết rồi đây khi hai đứa con học thành tài có bao giờ nghĩ đến cuốc xe đêm mà anh đã từng lao đi trong đêm tối? chắc anh cũng không cần đến điều đó và chỉ mong rằng kiếm đủ cho con, và chúng nó ăn học đàng hoàng với anh vậy đã là hạnh phúc.
Trả tiền hai tô hủ tíu tôi lại lên xe và tiếp tục cuộc hành trình, đường phố giờ vắng ngắt, ánh đèn đường hắt vào trời đêm một ánh sáng vàng nhợt, trên đường các anh chị công nhân đang dọn vệ sinh để sáng mai trả lại cho đường phố cái đẹp và sự sang trọng của nó. Sáng mai  đường phố có hàng ngàn bước chân đi qua, có hàng ngàn vòng xe lăn bánh, nhưng có mấy ai biết rằng để có được điều đó đã có những giọt mồ hôi và những ánh mắt thao thức cả đêm qua. Tôi chợt nhớ bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu những câu thơ ấy sao mà gần gủi với đời thường đến thế, chỉ có khác chăng bài thơ ấy được viết giữa đêm hè Hà Nội và tôi lại đi giữa đêm thu của thành phố Sài gòn. Bất chợt một cơn gió lạnh thổi tốc vào tôi vội kéo cao cổ áo để giữ ấm, cả thành phố đang chìm vào giấc ngủ, tôi nghỉ chỉ còn tôi và những người mưu sinh trong đêm mới thức như thế này. Tôi thức để đi tìm sự cảm hứng để đi sâu hơn vào góc khuất của cuộc đời ở nơi đó còn nhiều điều tôi chưa biết và nếu không thức có lẽ tôi sẽ không bao giờ được biết. Tôi giật mình và tấp xe vào lề vì tiếng gầm rú của một tốp xe lao lên, trên xe nhiều cô gái vẫn còn giơ tay uốn éo có lẻ chưa thỏa mãn sau một chầu vui chơi trác táng, hay đó chỉ là một khởi đầu cho những cuộc chơi tiếp theo. Tò mò tôi quyết định bám theo nhưng cố giữ một khoảng cách nhất định cho an toàn, tốp xe trên lao về phía ngoại thành và không biết tôi đang chạy theo phia sau, tôi tự hỏi khuya thế này còn ra ngoại ô làm gì nhỉ? Và như để thay cho câu trả lời thì càng về khuya khu ngoại ô còn náo nhiệt hơn với nhiều nhóm thanh niên từ trung tâm thành phố kéo về, tiếng nẹt pô xé tan không gian tỉnh mịch và rồi từng nhóm cũng mất tích sau những khu nhà nghỉ, những ngôi nhà mà theo tôi chắc không dùng để nghỉ?
Tôi quyết định quay về kết thúc một đêm với những điều khám phá, lúc này đồng hồ đã chỉ hơn 3h sáng, những chiếc xe chuyên dụng chở rác cũng hối hả chạy đi, những cánh tay xúc rác của người công nhân cũng vội vàng hơn để kịp trả lại cho thành phố một không gian sạch đẹp, một đường phố thoáng đãng không còn gì là dấu tích của đêm qua. Tôi bất chợt cảm thấy cuộc đời sao đáng yêu đến lạ yêu những người như anh xe ôm, như chị bán hủ tíu, yêu những con người miệt mài làm vệ sinh dọn sạch đường phố bởi chính họ đã làm sáng thêm những góc khuất của cuộc sống, dù bằng cách này hay cách khác thì những đồng tiền mà họ kiếm được là vô cùng đáng quí và đáng được trân trọng.
(Và niềm tin vào ngày mai tươi sáng)
Tôi cầu chúc cho anh xe ôm luôn chở được nhiều khách, đủ để cho anh mua một bộ máy vi tính để lời hứa của người cha luôn là lời hứa uy tín nhất, chị bán hủ tíu sẽ bán hết sạch sau mổi chuyến xe và những người công nhân làm vệ sinh trên đường phố luôn nhận được những đồng lương thỏa đáng. Và tôi nhận ra những vần thơ sau sao mà hay đến thế! Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương. . . ! hãy yêu thương cuộc đời khi có thể, vì vẫn còn đó những con người nghèo khổ nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống hàng ngày, bằng công việc của mình làm đẹp cho cuộc sống  bởi họ tin vào tương lai, tin vào một ngày mai  sẽ tốt đẹp hơn!
Hàn Giang

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

MỘT MÌNH


Tôi về Tam lãnh chiều mưa,
đường xưa tôi bước, người xưa đâu rồi?
Ngập ngừng trong tiếng mưa rơi,
nghe như hơi thở một thời yêu thương.
Tình đầu sao lắm vấn vương?
Người phương Nam, kẻ ở quê hương mình.
Lá vàng chao nhẹ lung linh,
một làn gió lạnh làm mình tỉnh ra.
Chuyện ngày ấy..... đã rất xa.
Đường xưa ta với riêng ta một mình!

Quảng Nam tháng 10/2012
Thật tình cờ và cũng nhiều cảm xúc trong chuyến về Quảng Nam thực hiện phóng sự NHỮNG ĐỨA CON RƠI BÊN LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN. Sau khi đi thực tế thời gian còn đủ để dự đám cưới của thằng em họ, và cũng tại đây được gặp lại thầy Tình, thầy Dũng, thầy Tâm, thầy Minh Hải. Lâu lắm rồi, kể từ mùa hè năm 1989 mới có cơ hội gặp lại. Thầy Trần Anh Dũng vẫn nụ cười ngày ấy, vẫn nét phong lưu của chàng nhạc sĩ ĐIỂM 10 - 5A.
Thời gian không có nhiều nhưng cũng đủ để thầy, trò cùng nhớ lại Tam Lãnh một thời với trường tranh, vách đất. Nhưng từ ngôi trường ấy, bằng tình yêu và tận tụy với nghề những người thầy, người cô đã đào tạo  ra những học trò đang là những người có ich cho xã hội.
Xin cảm ơn bài giảng vỡ lòng, cảm ơn những thầy, cô đã và đang miệt mài khai trí.  Bất chợt ca khúc Bụi Phấn vang lên và lời bài hát đã nói thay cho tất cả mọi điều. Một lần nữa xin chúc các thầy, cô và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.