Trong ký ức của mỗi chúng tôi - những người thầy cô giáo từng giảng dạy, công tác tại Tam Lãnh, nơi đây từng ghi dấu nhiều kỹ niệm về một thời son trẻ, tươi đẹp của cuộc đời. Khi tất cả đã trở thành kỹ niệm thì những buồn vui, khó nhọc, những nghịch ngợm, ngây ngô ngày xưa giờ cũng thi vị như những bông hoa đẹp, những áng mây hồng trang điểm cho tâm hồn của mỗi chúng tôi. Chúng tôi tạo trang blog này muốn thành một nơi để chúng tôi cùng đến, kể lại nhau nghe những câu chuyện, những cảm xúc về một thời thân thương, yêu dấu nhất. Hãy đến với nhau! Vui thì hãy cùng vui, buồn thì hãy cùng chia sẻ để giải bớt oi bức đời thường.
Xin hãy đến với nhau!

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Sài Gòn luôn là nơi ồn ào, náo nhiệt, nhưng cũng có một khoảng lặng khi màn đêm về. Xin giới thiệu đến mọi người bài viết phóng sự về Đêm Sài Gòn của Hải. Bài viết này nằm trong khuôn khổ bài tập cho lớp nghiệp vụ báo chí và đạt điểm A trong 136 bài được chọn.



HộI NHÀ BÁO THÀNH PHố HỒ CHÍ MINH
…………………*…………………
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ  – 2012
Giảng viên: Bùi Nguyễn Trường Kiên – Bài tập : Viết Phóng Sự
Học viên: Nguyễn Thanh Hải

NHỮNG VÒNG XE ĐÊM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN

Khác với một Sài gòn ồn ào và náo nhiệt, khác với những gì diễn ra hàng ngày có một Sài gòn khác, một sài gòn với những con người lặng lẽ mưu sinh trong bóng đêm với những công việc bình thường như chính cuộc đời của họ. Họ là ai? họ là những con ngươì bình dị chân chất giữa đời thường, họ kiếm sống bằng những đồng tiền chân chính, bằng chính sức lao động của họ dù bằng cách này hay cách khác thì những đồng tiền ấy được đổi bằng những giọt mồ hôi và nước mắt để lo cho cuộc sống gia đình với một niềm tin vào ngày mai tươi sáng, và những con người ấy luôn đáng để chúng ta trân trọng, những con người góp phần làm nên một Sài gòn chân thực và lãng du hơn.
(người đàn ông chạy xe đêm đang chờ khách)
Những ngày giữa tháng 8 mùa thu phương nam trở nên dễ chịu hơn, những cơn mưa chiều đã thổi vào bầu không khí  một lượng hơi nước cần thiết làm cho ban đêm mát mẽ vô cùng. Hòa mình cùng những dòng người tấp nập đang dạo phố, tôi lang thang trên khắp nẻo đường của sài gòn như đi tìm một cái gì đó cho riêng mình, một cái gì đó khác với những gì mà tôi đang thấy. Sài gòn về đêm những con đường sáng rực ánh đèn, những tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng, quán xá đủ loại đèn màu nhấp nháy  tạo nên một khung cảnh đẹp và huyền ảo, những chiếc xe hơi bóng loáng, những chiếc xe máy đắt tiền tấp nập vào ra những quán ăn, nhà hàng sang trọng, và trên những gương mặt luôn tỏa ra vẽ sung sướng thỏa mãn với những gì mà họ đang hưởng thụ.
Trên một góc phố nhỏ tôi nhìn thấy một vẽ khác của sài gòn hoa lệ, một nét phản chiếu rất thực của đời sống thực tại nó không còn sự sang trọng, hay vẽ tự mãn sung, sướng hạnh phúc mà thay vào đó là một đôi mắt với cái nhìn xa vời vợi, một cái nhìn nao lòng cho ai đó đi qua. Ánh mắt ấy thoát ra từ một người đàn ông chạy xe ôm đang ngồi vắt vẻo trên chiếc xe của mình đang chờ tìm khách. Ánh mắt ấy sẽ rực sáng lên nếu có một người bước tới, hay một bàn tay vẫy, điều đó đồng nghĩa là sẽ có được thêm vài chục ngàn đồng. Tôi dựng xe và bước tới người đàn ông ngạ hỏi chú em hỏi gì? Vì chắc tôi không phải là khách đi xe ôm.Tôi mĩm cười và nói, không có gì chỉ muốn hỏi chuyện bác tí thôi, người đàn ông chạy xe đưa ánh mắt nhìn tôi một cách dò xét.  Như để trấn an anh và cũng để chứng minh mình không phải là người xấu tôi gọi điện cho một đồng nghiệp, và nói với anh ta tôi đang tác nghiệp ở đây rủ anh ta cùng tới đi ăn khuya.  Qua câu chuyện trao đổi người đàn ông nhìn tôi và bất ngờ hỏi cộc lốc” nhà báo hả”? tôi lặng lẽ gật đầu, dường như đã tạo được niềm tin nên anh hỏi tôi? chổ này có gì đâu mà tác nghiệp, vô mấy quán bar kìa nhiều cái để viết lắm, tôi trả lời ở đâu mà không tác nghiệp được hả anh? Quan trọng là mình tác nghiệp để viết cái gì mà thôi.
Tôi hỏi anh, anh thường chạy đến mấy giờ thì nghỉ? Và chạy xe đêm anh thấy có thấy nguy hiểm không? Như có người chia sẽ anh bắt đầu bộc bạch:  nghề này giờ khổ và nguy hiểm lắm em ơi, xe củ thì khách lại chê không đi, mà xe mới, đẹp là dể chết với tụi nó lắm, vì mình đâu biết ai là kẻ cướp,với lại bấy giờ khách đi taxi là chủ yếu, còn xe ôm chỉ chở những người khách quen hay khách lỡ đường thôi. Khi càng  ít khách thì nguy hiểm lại càng tăng, vì chờ cả đêm có người kêu chở là mừng lắm rồi  đâu còn thời gian để suy xét. Và như để an ủi bản thân mình anh kể tiếp, anh có 2 người con còn nhỏ đang học phổ thông, vợ cũng lo buôn bán nhưng sống giữa thành phố này để lo cho 2 đứa con đủ tiền ăn học là cả một khoản tiền không nhỏ nên ngoài việc phụ vợ bán ăn sáng buổi tối anh tranh thủ chạy thêm để kiếm tiền trang trải. Tháng 8 đồng nghĩa với mùa tựu trường sắp đến, những chi phí  cho con vào năm học mới  cũng tăng lên như mua sắm áo quần, sách vỡ, và cả tiền học phí nữa đã đè nặng lên trái tim và những lo toan của một người cha như anh. Mỗi buối tối khi anh dắt xe ra là chị nhìn theo với đôi mắt đầy lo lắng cả đêm không ngủ, và cũng đôi mắt ấy như biết cười khi nghe tiếng xe quen thuộc mỗi sớm mai về cùng theo đó là nụ cười của anh, vì đêm qua đắt khách. Có những đêm chỉ chở được vài người khách, số tiền kiếm được sau khi trừ xăng cũng chỉ dư được vài chục ngàn, nhưng như thế cũng có tiền cho con mua thêm cây bút hay bút hay tập vỡ chứ nếu không làm thì biết lấy ở đâu? trời càng về khuya đường phố vắng lặng, không khí lạnh hơn, và lời tâm sự của người đàn ông chạy xe ôm cũng trở nên trầm buồn da diết hơn. Thi thoảng một vài chiếc xe máy phóng qua trên xe cô gái ăn mặc mát mẽ ôm sát chàng trai và cười một cách đầy phấn khích, để lại phía sau một mùi nước hoa thoang thoảng  giữa không gian, anh cười và bảo tôi họ đi tìm bái đáp đấy! tôi gật đầu như ngầm hiểu cùng anh. Một người bán hủ tíu gõ đẩy xe ngang qua và kèm theo một lời mời gọi, ăn giùm em tô đi, tối nay ế quá tôi liền xin phép được mời anh một tô hủ tíu gõ, một món ăn đêm quen thuộc của người lao động, nóng và rẽ tiền.
Có ngồi dưới trời khuya húp từng muỗng nước lèo ngọt ngào trong tô hũ tíu, giữa một thành phố lớn và sang trọng nhất nước, với những con người lao động chân chính và nghèo này, bạn mới thấy được hết ý nghĩa của cuộc sống. Bởi ở đó họ sống rất bình thường dung dị không màu mè và cũng chẳng chua ngoa,  họ sống bằng những gì họ kiếm được, niềm vui và nổi buồn cũng vì thế luôn theo họ mỗi ngày. Trái với những bữa tiệc xa xỉ, những cuộc vui của những kẻ lắm tiền, những con người này họ có cái vui riêng niềm vui của họ là bán hết xe hủ tíu, hay được nhiều cuốc xe ôm để sớm mai khi bình minh về cả nhà họ lại cùng cười  sau một đêm với những gì kiếm được, những niềm vui đơn giản giữa đời thường. Một người  đàn bà đứng bên kia đường giơ tay vẫy anh vội vàng đứng dậy chào tôi và nói khách quen rồi nổ máy xe lao qua, thoáng đã thấy mất hút cuối con đường. Không biết cuốc xe ấy có nhiều tiền không? Có đủ để anh mua thêm cho con vài bộ áo mới hay cố kiếm đủ tiền mua cho hai đứa một bộ máy vi tính như lời anh đã hứa đầu mùa hè? Không biết rồi đây khi hai đứa con học thành tài có bao giờ nghĩ đến cuốc xe đêm mà anh đã từng lao đi trong đêm tối? chắc anh cũng không cần đến điều đó và chỉ mong rằng kiếm đủ cho con, và chúng nó ăn học đàng hoàng với anh vậy đã là hạnh phúc.
Trả tiền hai tô hủ tíu tôi lại lên xe và tiếp tục cuộc hành trình, đường phố giờ vắng ngắt, ánh đèn đường hắt vào trời đêm một ánh sáng vàng nhợt, trên đường các anh chị công nhân đang dọn vệ sinh để sáng mai trả lại cho đường phố cái đẹp và sự sang trọng của nó. Sáng mai  đường phố có hàng ngàn bước chân đi qua, có hàng ngàn vòng xe lăn bánh, nhưng có mấy ai biết rằng để có được điều đó đã có những giọt mồ hôi và những ánh mắt thao thức cả đêm qua. Tôi chợt nhớ bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu những câu thơ ấy sao mà gần gủi với đời thường đến thế, chỉ có khác chăng bài thơ ấy được viết giữa đêm hè Hà Nội và tôi lại đi giữa đêm thu của thành phố Sài gòn. Bất chợt một cơn gió lạnh thổi tốc vào tôi vội kéo cao cổ áo để giữ ấm, cả thành phố đang chìm vào giấc ngủ, tôi nghỉ chỉ còn tôi và những người mưu sinh trong đêm mới thức như thế này. Tôi thức để đi tìm sự cảm hứng để đi sâu hơn vào góc khuất của cuộc đời ở nơi đó còn nhiều điều tôi chưa biết và nếu không thức có lẽ tôi sẽ không bao giờ được biết. Tôi giật mình và tấp xe vào lề vì tiếng gầm rú của một tốp xe lao lên, trên xe nhiều cô gái vẫn còn giơ tay uốn éo có lẻ chưa thỏa mãn sau một chầu vui chơi trác táng, hay đó chỉ là một khởi đầu cho những cuộc chơi tiếp theo. Tò mò tôi quyết định bám theo nhưng cố giữ một khoảng cách nhất định cho an toàn, tốp xe trên lao về phía ngoại thành và không biết tôi đang chạy theo phia sau, tôi tự hỏi khuya thế này còn ra ngoại ô làm gì nhỉ? Và như để thay cho câu trả lời thì càng về khuya khu ngoại ô còn náo nhiệt hơn với nhiều nhóm thanh niên từ trung tâm thành phố kéo về, tiếng nẹt pô xé tan không gian tỉnh mịch và rồi từng nhóm cũng mất tích sau những khu nhà nghỉ, những ngôi nhà mà theo tôi chắc không dùng để nghỉ?
Tôi quyết định quay về kết thúc một đêm với những điều khám phá, lúc này đồng hồ đã chỉ hơn 3h sáng, những chiếc xe chuyên dụng chở rác cũng hối hả chạy đi, những cánh tay xúc rác của người công nhân cũng vội vàng hơn để kịp trả lại cho thành phố một không gian sạch đẹp, một đường phố thoáng đãng không còn gì là dấu tích của đêm qua. Tôi bất chợt cảm thấy cuộc đời sao đáng yêu đến lạ yêu những người như anh xe ôm, như chị bán hủ tíu, yêu những con người miệt mài làm vệ sinh dọn sạch đường phố bởi chính họ đã làm sáng thêm những góc khuất của cuộc sống, dù bằng cách này hay cách khác thì những đồng tiền mà họ kiếm được là vô cùng đáng quí và đáng được trân trọng.
(Và niềm tin vào ngày mai tươi sáng)
Tôi cầu chúc cho anh xe ôm luôn chở được nhiều khách, đủ để cho anh mua một bộ máy vi tính để lời hứa của người cha luôn là lời hứa uy tín nhất, chị bán hủ tíu sẽ bán hết sạch sau mổi chuyến xe và những người công nhân làm vệ sinh trên đường phố luôn nhận được những đồng lương thỏa đáng. Và tôi nhận ra những vần thơ sau sao mà hay đến thế! Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương. . . ! hãy yêu thương cuộc đời khi có thể, vì vẫn còn đó những con người nghèo khổ nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống hàng ngày, bằng công việc của mình làm đẹp cho cuộc sống  bởi họ tin vào tương lai, tin vào một ngày mai  sẽ tốt đẹp hơn!
Hàn Giang

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn Hải đã giúp thầy một góc nhìn khác về Sài Gòn. Thầy cũng đã ở Sài Gòn mấy năm, cũng đã tiếp xúc nhiều với giới lao động, đã cảm nhận được ít nhiều về "mặt bên" của "Hòn ngọc Viễn Đông một thời" nhưng qua bài viết của Hải thầy mới thấy trọn vẹn hơn!

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn thầy đã nhận xét. em sẽ gửi thêm cho trang blog luôn xôm tụ thầy nhé!

    Trả lờiXóa