Trong ký ức của mỗi chúng tôi - những người thầy cô giáo từng giảng dạy, công tác tại Tam Lãnh, nơi đây từng ghi dấu nhiều kỹ niệm về một thời son trẻ, tươi đẹp của cuộc đời. Khi tất cả đã trở thành kỹ niệm thì những buồn vui, khó nhọc, những nghịch ngợm, ngây ngô ngày xưa giờ cũng thi vị như những bông hoa đẹp, những áng mây hồng trang điểm cho tâm hồn của mỗi chúng tôi. Chúng tôi tạo trang blog này muốn thành một nơi để chúng tôi cùng đến, kể lại nhau nghe những câu chuyện, những cảm xúc về một thời thân thương, yêu dấu nhất. Hãy đến với nhau! Vui thì hãy cùng vui, buồn thì hãy cùng chia sẻ để giải bớt oi bức đời thường.
Xin hãy đến với nhau!

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Ngày 20 - 11 lại về xin gửi đến các thầy, cô đã và đang giảng dạy tại trường Tam Lãnh lời chúc sức khỏe và mọi điều tốt đẹp!

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

TRỞ LẠI VƯỜN XƯA

Về ngồi đợi trước vườn xưa
Cỏ hoa lạ dấu trời thưa mây chiều
Ta về vườn cũ tiêu điều
Lối mòn hò hẹn đã nhiều rêu phong
Người xưa nay đã theo chồng
Cánh cò trắng bỏ cánh đồng bay xa
Ta về đứng đợi mình ta
Ở vương vấn nhớ chia xa không đành
Rèm xưa ai đã buông mành
Còn đâu nữa ánh trăng thanh hẹn thề
Ta về buồn cả chiều quê
Cây đa giếng nước bờ đê cũng buồn

Trời chiều vọng lại hồi chuông
Người ơi, thôi cứ tròn vuông phận nàng
Ta về vườn cũ thênh thang
Nhớ người xưa bỗng bàng hoàng cô đơn!
-------------------
Bùi Nguyễn Trường Kiên
TRỞ LẠI VƯỜN XƯA

Về ngồi đợi trước vườn xưa
Cỏ hoa lạ dấu trời thưa mây chiều
Ta về vườn cũ tiêu điều
Lối mòn hò hẹn đã nhiều rêu phong
Người xưa nay đã theo chồng
Cánh cò trắng bỏ cánh đồng bay xa
Ta về đứng đợi mình ta
Ở vương vấn nhớ chia xa không đành
Rèm xưa ai đã buông mành
Còn đâu nữa ánh trăng thanh hẹn thề
Ta về buồn cả chiều quê
Cây đa giếng nước bờ đê cũng buồn
	
Trời chiều vọng lại hồi chuông
Người ơi, thôi cứ tròn vuông phận nàng
Ta về vườn cũ thênh thang
Nhớ người xưa bỗng bàng hoàng cô đơn!
-------------------
Bùi Nguyễn Trường Kiên


Những ngày đầu tháng 6. Khoảng thời gian mà hoa phượng đỏ rực góc trời, trẻ em tha hồ vui chơi vì được nghỉ hè. Tháng 6. Tháng của ngày quốc tế thiếu nhi. Trẻ em trên toàn thế giới được đón nhận những gì tốt đẹp nhất vậy mà đâu đó vẫn có những trẻ em phải ra đi trong niềm xót thương của hàng ngàn người. Các em ra đi khi chưa kịp chơi trò xếp chữ, xếp hình bằng những cánh phượng hồng rơi vãi dưới sân. Xin gửi đến các bạn bài viết của tác giả Phạm Nguyễn đăng trên báo VTC News về sự ra đi đầy nước mắt trong ngày hè đẹp nắng của em Nguyễn Phúc Đức. Không ai cầm được nước mắt khi đến viếng em. Bởi lí do em ra đi. Một lí do để cho người lớn phải giật mình vì hành động quá dũng cảm. Xin chia sẽ nỗi đau này đến với gia đình em. Và xin cầu chúc cho linh hồn  em được an lạc và siêu thoát ở cõi vĩnh hằng!

Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
·         12/06/2013 16:20 | Xã hội
(VTC News) - Bên quan tài cậu con trai bé nhỏ được đặt ngay chính diện căn nhà lụp xụp rộng khoảng 20 mét vuông, người mẹ trẻ mắt đỏ hoe, nước mắt lưng tròng.
Tiếc thương cậu bé siêng học
Dưới cơn mưa tầm tã, chúng tôi men theo quốc lộ 1K để tìm đến đám tang cháuNguyễn Phúc Đức, 7 tuổi, ngụ ở ấp An Hòa, xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai, thiệt mạng khi lao xuống hố sâu cứu người hôm 12/6. 
Từ đầu ngõ, bà con lối xóm ai ai cũng tiếc thương, bàn tán xôn xao về số phận cậu bé.
Men theo con đường đất sình lầy, chúng tôi tìm đến ngôi nhà tuềnh toàng, nằm giữa cánh đồng heo hút, nơi diễn ra lễ tang đơn sơ, mà bi thương.
Bên cỗ quan tài cậu con trai bé nhỏ được đặt ngay chính diện căn nhà lụp xụp chỉ rộng khoảng 20 mét vuông, người mẹ trẻ mắt đỏ hoe, nước mắt lưng tròng.
Vừa đốt từng tờ giấy tiền, người mẹ trẻ không giấu nổi chua xót gào khóc khiến từng đoàn người đến phúng viếng cháu Đức cũng không kìm được nước mắt.
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Người mẹ trẻ bên lĩnh cữu con trai (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Sơn (ông ngoại cháu Đức) thuật lại, khoảng 12 giờ ngày 11/6, cháu Đức và em họ Trương Hoàng Kim Ngân (7 tuổi) ra đầu xóm tại xã Hóa An (TP.Biên Hòa) mua thuốc cho bà ngoại.
Khi ra khỏi nhà một đoạn thì em họ là Nguyễn Mai Thanh Phú (7 tuổi, ngụ xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) rủ nhau đến chơi tại khu vực giếng sâu nằm sau một ngôi nhà bỏ hoang, được bà Lê Thị Tươi, (48 tuổi) mới chuyển về ở tại căn nhà này. 
Thấy có cá trong giếng, Phú hiếu kỳ quan sát rồi không may trượt chân rơi xuống giữa lòng giếng sâu. Thấy Phú đang huơ tay kêu cứu, Đức không nghĩ ngợi lao xuống cứu em rồi sau đó cả hai bị nhấn chìm trong lòng nước.
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Cháu Ngân buồn bã đứng bên quan tài anh (Ảnh: Phạm Nguyễn) 
Đứng bên quan tài anh, cháu Ngân run rẩy, kể: “Tụi con đang bắt cá thì anh Phú bị trượt chân té ngã, thấy vậy anh Bo (tên ở nhà của Đức- PV) nhảy xuống giếng cứu rồi cả hai bị chìm xuống nước, thấy vậy con vội chạy về nhà gọi mẹ…”
Khi hay tin sự việc, mẹ Đức rụng rời chân tay tri hô những người dân trong xóm cùng nhanh chóng tìm đến khu vực giếng để cứu con. Cả hai cháu bé sau khi được đưa lên bờ mặt mũi tím ngắt đã nhanh chóng được chuyển đi bệnh viện cấp cứu. 
Đức tử vong sau gần 2 giờ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, còn Phú thì đến trưa hôm nay vẫn rất nguy kịch và khó qua khỏi.
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Đám tang được tổ chức trong khung cảnh thơ sơ nhưng nhuốm màu tang thương trong buổi sáng mưa tầm tả (Ảnh: Phạm Nguyễn) 
Anh Hoàng, hàng xóm nhà cháu Đức, cho biết hoàn cảnh gia đình Đức rất tội nghiệp: ba mẹ ly dị, cháu về sống với ông bà ngoại nhiều năm nay. Đức rất ngoan, lễ phép và siêng học.
Tấm gương vượt qua giới hạn bình thường

Đến trưa cùng ngày, Ban Giám Hiệu Trường Tiểu học Hóa An (tỉnh Đồng Nai) cũng có mặt tại gia đình ông Nguyễn Văn Sơn thắp nhang tiễn đưa cháu Đức.
Cô giáo Phạm Tuyết Mai (hiệu trưởng), xúc động: “Mặc dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng Đức là một cậu học trò chăm ngoan. Sau khi hay tin các em lâm nạn, bản thân tôi và nhiều giáo viên khác trong trường tiểu học Hóa An rất đau buồn và nhanh chóng tìm đến gia đình để thăm hỏi, động viên. Trước mắt Ban giám hiệu nhà trường đến thăm, động viên tinh thần gia đình và cùng chia sẻ 2 triệu đồng để phụ giúp gia đình lo hậu sự cho em Đức".
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
BGH nhà trường tiểu học Hóa An đến viếng thăm tang lễ em Đức và đang trò chuyện cùng ông ngoại Đức (Ảnh: Phạm Nguyễn) 

Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Đức còn nhỏ tuổi nhưng có hành động quả cảm cứu bạn. Tinh thần này đáng được tuyên dương và nó vượt xa giới hạn của một đứa trẻ bình thường.
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Cô giáo Phạm Tuyết Mai

Trao đổi với chúng tôi về hành động cứu bạn của Đức, cô Mai cho biết: "Đức còn nhỏ tuổi nhưng có hành động quả cảm cứu bạn. Tinh thần này đáng được tuyên dương và nó vượt xa giới hạn của một đứa trẻ bình thường. Sau sự việc, nhà trường sẽ lập tường trình sự việc, đề xuất khen thưởng đối với hành động quả cảm cứu bạn của Đức lên các cấp lãnh đạo xem xét". 
Bên cạnh đó, cô Mai cũng đưa ra khuyến cáo, trong thời gian nghỉ hè các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ, quản lý không cho trẻ tìm đến các vị trí ao hồ, sông ngòi nơi có dòng nước sâu để tránh sự thể đáng tiế như trường hợp của em Đức và Phú.
“Hố tử thần” đã xuất hiện 15 năm
Tìm đến hiện trường khu vực xảy ra tai nạn thương tâm khiến cháu Đức tử nạn và em họ là Phú đang trong tình trạng nguy kịch, chúng tôi ghi nhận khu vực giếng nằm sau lưng một ngôi nhà đang trong quá trình sửa chữa. Phía dưới lòng giếng nước khá trong xanh, hai bên thành bị sạt lở và loang rộng. 
Theo nhiều người dân, trước đây khu vực này có rất nhiều em nhỏ thường tụ tập vui chơi, tuy nhiên chưa xảy ra vụ tai nạn thương tiếc nào ngoại trừ vụ tai nạn trưa ngày hôm qua. 
Bé 7 tuổi cứu bạn dưới giếng: Tang thương xóm nghèo
Giếng sâu xuất hiện gần 15 năm nay, mưa làm sạt lở tạo thành hố sâu nuốt chửng hai bé trai 7 tuổi trưa ngày 11/6 (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Tiếp chúng tôi, bà Lê Thị Tươi (48 tuổi) cho biết, bà mới chuyển đến ngôi nhà này ở độ vài ngày, do hoàn cảnh khó khăn không có tiền thuê nhà trọ để ở nên bà đã xin sửa chữa ngôi nhà hoang này để sinh hoạt. 
Bà Tươi cho biết, cái giếng sâu này đã tồn tại gần 15 năm nay do một bà lão (đã mất) đào lên lấy nước sinh hoạt vì khu vực không có nước sạch.
“Tôi đang nhờ bà con trong xóm sửa nhà và rào giếng sâu lại, nhưng chưa làm được thì trưa ngày hôm qua đã xảy ra sự việc thương tâm”, bà Tươi buồn rầu cho biết.
Trao đổi với chúng tôi, Phó trưởng công an xã, ông Ngô Công Tú xác nhận, sau khi sự việc xảy ra lực lượng chức năng đã mặt tại hiện trường để ghi nhận vụ việc và tiến hành đo đạc hiện trường. Theo đó giếng sâu 1,5 mét và có chiều rộng gần 2 mét. 
Giếng này do một hộ dân đào lên để sử dụng. Nước trong giếng là nước ngầm và khu vực giếng nằm trên hệ thống đường ống dẫn nước sạch TP. Biên Hòa. Do quá trình mưa làm giếng sạt lở và tạo thành “hố tử thần”. 
Sau khi sự việc hai em nhỏ bị "hố tử thần" nuốt chửng, để đảm bao an toàn cho người dân quanh xóm nhất là trẻ em, thời gian tới chính quyền địa phương sẽ tổ chức họp dân và đưa đề xuất lấp giếng, ông Tú cho biết thêm.


Phạm Nguyễn

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013


EM CÒN NHỚ?

Có những điều ta tưởng đã phôi pha
Bởi bụi thời gian đã xóa nhòa nhiều thứ
Nhưng kí ức cũng vẫn còn lưu giữ
Kỷ niệm một thời cắp sách sớm, trưa.
Có ai còn nhớ những kỷ niệm xưa?
Buổi tan trường thẹn thùng nơi cuối lớp
Chỉ cần nhìn thôi mắt, mi chớp chớp
Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy run người
Sướng nhất là khi em mượn vở tôi
Hai tay run run dâng lên như quà tặng
Em có biết phía sau những khoảng lặng
Là trái tim non nhảy nhịp liên hồi
Chắc bây chừ em chẵng nhớ gì tôi
Như những vần thơ học trò trên giấy trắng
Những buổi trưa phơi mình dưới nắng
Ta cùng  về trên lối nhỏ thân quen
Tam Lãnh  quê xưa đất đỏ ruộng phèn
Đường nhảo nhoẹt mỗi khi mùa mưa tới
Có những chổ bùn lầy lút đến gối
Xách dép cho em cùng bước mỗi ngày
Mùa đông về gió rét run tay
Đến trường ướt mem tay run lập cập
Sợ vở ướt thì lấy gì để học 
Còn mua ư đâu dễ có tiền?
Cái đói nghèo theo đuổi triền miên
Ta đi qua những tháng năm vậy đó
Chẵng biết em bây giờ còn có
Nhớ bắt ve trốn ngủ trưa hè
Hay bắt tắt kè dọc những hàng tre
Nhét thuốc tàn cho nó say ngất ngưỡng
Ôi! Kỷ niệm tuổi thơ một thời ta cứ tưởng
Là đã quên nhưng vẫn hiện nguyên hình
Thời gian cuốn em qua những cuộc tình
Và đưa tôi xa miền quê yêu dấu
Tôi thèm nhất nồi cơm mẹ nấu
Gạo mới đầu mùa cúng tạ thần nông(1)
Chỉ có bữa này, cả nhà mới ăn được cơm không(2)
Còn lại  bữa sau ôi thôi là sắn
Mẹ cứ bảo phải để dành mưa nắng
Không phải ngày mùa là phung phí đâu con
Em có còn nhớ mùa trái loòng boong
Sung sướng nhường nhau mối người một nữa
Tuổi thơ ơi xin đừng khép cửa
Cho tôi gọi thầm hai tiếng NGÀY XƯA!

HÀN GIANG!
1 Cúng tạ thần nông còn được gọi là cúng cơm mới. 2 Cơm không là cơm không có độn khoai lang hoặc sắn



Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Vừng trăng xanh


VỪNG TRĂNG XANH
                        Tặng HM












Có một người đang ngắm trăng cùng tôi
Em xa lắc nơi một vùng trời khác
Đang lang thang giữa màu xanh bàng bạc
Giữa lạ lùng đêm trăng đầu đông

Có một người khép buồn vui  trong lòng
Lặng xoã tóc bên hàng hiên quán trọ
Gửi nỗi nhớ lên trời theo cánh gió
Cười một mình với ánh trăng xanh

Em và trăng cùng hiền dịu mong manh
Cùng diễn giải những điều chưa ai hiểu
Tôi và trăng cùng si mê đắm đuối
Đến với em khuya khoắc một vùng trời

Vừng trăng xanh mỏng mảnh của tôi ơi!
Là em đó, cô bạn thân bé bỏng
Cho tôi thêm yêu nồng nàn cuộc sống
Giữa bao la hoang vắng đời này.

Tam Kỳ, 30/11/2012

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

CÀ PHÊ TRONG MƯA


Cà phê giọt đắng chậm rơi
    Cùng em ngồi đợi khi trời đổ mưa
Giọt mưa lúc nhặt lúc thưa
        Cho hồn xao xuyến như vừa được yêu
Lòng như muốn nói bao điều
      Con tim thổn thức bấy nhiêu năm rồi
Gởi  hồn theo gió mây trôi
Về nơi cuối tận chân trờ xa xăm
Hình em anh giữ bao năm
           Từ trong sâu thẳm đáy lòng yêu thương
Ngày xưa chung một mái trường
      Mà nay xa cách đôi đường chia li
Cà phê giọt đắng nhâm nhi
        Cho dòng tâm sự ước mi người tình.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Ghẹo thơ


THƠ TẶNG HẢI 
                        Ghẹo bài thơ DỐI của tác giả Nguyễn Thanh Hải

Ô hay,
          ai biểu người nhung nhớ
Cứ nhốt tình xưa
         trong chén rượu này
Người sẽ thấy
         nụ cười 
                 như trăng vỡ
Sóng sánh dáng buồn trong cơn say!

Mời người cạn chén chiều nay
Ngắm mưa bóng bóng vỡ đầy... 

... Mà thôi!
Chén này hát khúc phai phôi
Uống thêm chén nữa nói lời ...(hehehe)... không yêu!!!

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Xin giới thiệu đến các thành viên của Blog "KÝ ỨC TAM LÃNH" bài thơ HỒN QUÊ của tác giả LÊ CAO VỊNH. Hiện đang là thành viên câu lạc Thơ - Văn Phù Sa tại tp HCM.


Hồn Quê
                                      Lê Cao Vịnh
“Ủa! Chớ mi về hồi mô rứa hỉ
Dạo ni làm ăn ra răng  bảnh gướm hè
Một câu chào rất đỗi chân quê
Rặt giọng Quảng Nam không hề khác được
Chừng nớ thôi đã chực chờ mắt ướt
Huống hồ chi hai tiếng quê hương
Hơn ba mươi năm lưu lạc tha phương
Nhớ quay quắt mùi hương đồng cỏ nội
Kỷ niệm tuổi thơ, treo trên bòng cây ổi
Lơ lững trong khói cơm chiều mẹ thổi lửa ống tre
Tôi đã từng xuống ngựa lên xe
Đi khắp mọi miền đất nước
Nhưng không thể nào bước khỏi góc làng quê
Một góc làng thôi mà biết bao chuyện kể
Chuyện cha sợ đất bệ tháng ba gãy đôi cáng cuốc
Chuyện mẹ lo cái lụt tháng mười tê buốt thịt da
Chuyện con Tý thằng Tèo từ cổ tích bước ra
Đi lượm mo nang mà “danh đề bảng Hổ”
Tôi đã từng nghe, nào tiếng Tây tiếng Tàu
Nào giọng Nam giọng Bắc
Răng mị ghê cứ thích giọng quê cha
Cái giọng phát âm tưởng chừng sai chính tả
Mà viết ra không hề trật lỗi nào
Chỉ rứa thôi cũng đủ để tự hào
Sướng nhất là về quê uống rượu gạo nói tào lao
Thao thao kể chuyện trên trời dưới biển…
Chỉ tiếc một điều, thời gian có hạn
Chuyện dỡ dang đành gác lại – xin chào!
Hồn quê ơi! Muôn thuở vẫn ngọt ngào
Thôi rứa hỉ… hẹn bữa mô gặp lại.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013


MỘT VÀI CẢM NHẬN TRONG NGÀY GẶP MẶT ĐỒNG HƯƠNG!
Trong hai ngày 16, 17 tháng 3 năm 2013. Tại công viên văn hóa Đầm Sen, Tp Hồ Chí Minh. Đã diễn ra ngày hội gặp mặt đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng.
Đến với ngày hội mới biết được Quảng Nam – Đà Nẵng có 27 vị danh nhân có tên trên những con đường ở tp. Được gặp gỡ với những người gốc quảng, những người mà chỉ nhắc đến cái tên đã được nhiều người biết đến. Họ là ai? Đó là nhà văn. Tiến sĩ Nguyễn Q Thắng, tác giả cuốn sách. “Tam kỳ qua sóng phế hưng”. Quê quán Trường Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam. Đó là nghệ nhân thư pháp Bùi Hiến, anh em chú bác với thi nhân Bùi Giáng. Nhà thơ Viết Đức, nhà thơ Bích Ngọc, Lộc Đình và nhiều lắm không kể hết…..!
Được tặng những cuốn sách hay như “âm vang nguồn cội” của câu lạc bộ thơ Đất Quảng, Quảng Nam - Đà Nẵng Đất Và Người, Tam Kỳ qua sóng phế hưng. Được chứng kiến giây phút nhà báo Trần Thanh Phương. Nguyên phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, cùng vợ là cô Thu Hương. Tặng cho ban tổ chức cuốn Hoàng Sa – Trường Sa Là Của Việt Nam. Cuốn sách là công trình thu thập hơn 2.000 bài báo viết về Hoàng Sa – Trường Sa. Và  thừa nhận hai quần đảo này là của việt nam, được  hàng ngàn tác giả viết trên nhiều tờ báo trong nước và nước ngoài. Từ  năm 1970 đến 2013.
Công trình sưu tập trên đã được chủ tịch Hội Sử Gia Châu Á đặt bút kí vào. Như một sự công nhận với hai quần đảo trên. Hoàng Sa – Trường Sa Là Của Việt Nam đã được ban tổ chức bán đấu giá gây quỹ nghĩa tình quê hương. Và đã được một doanh nhân gốc quảng sở hữu với giá 500.000.000 đồng.
Cuốn sách đã được ông Trần Thọ phó bí thư thành ủy Đà Nẵng. Chủ tịch UBND tp Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải, chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh bút kí trong ngày gặp mặt.
Biết bao nhiêu điều thú vị được khám phá. Thế mới biết đất quảng quê tôi có lắm nhân tài. Rất nhiều bài thơ hay. Đã được ngâm trong ngày gặp mặt, xin giới thiệu vài bài thơ hay để mọi người cùng cảm thụ với thi ca.
NGHIÊNG
Chiều nghiêng xuống giữa cánh đồng
Núi nghiếng lấp cả dòng sông quê nhà
Tay nghiêng em vịn cành hoa
Nón nghiêng em ngẫn ngơ qua đầu làng
Cành nghiêng rụng mấy lá bàng
Mắt nghiêng anh đứng bàng hoàng nhớ ai!
Đêm nghiêng than vắn thở dài
Nghe em trong mộng nghiêng tai thẫn thờ
Tóc nghiêng lòng thấy bơ vơ
Vai nghiêng chẳng biết em chờ ta không!
Cánh nghiêng chim sáo sang sông
Giấy nghiêng em viết thiệp hồng mời ai?
Thôi rồi! Nghiêng mũ tình phai
Gối nghiêng lệ đổ canh dài vò tơ
Duyên nghiêng lòng thấy bơ phờ
Nghiêng đèn tôi viết bài thơ bạc tình
Nghiêng mây phủ kín hành tinh
Thuyền xuôi bỏ bến nghiêng mình cô đơn.

Tác giả Hoài An. Tên thật Trần Mười, quê quán Đại Lộc, Quảng Nam, hiện ở tại Tp Hcm.


                                                                                                                                         

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013


Cha con người lính già nghèo khó, đói khát
(Kienthuc.net.vn) - Đó là gia cảnh đáng thương của gia đình chú Nguyễn Ngọc Trung (56 tuổi) trú tại tổ 19, thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Rời chiến trường Campuchia trở về, chú Nguyễn Ngọc Trung bị mắc di chứng nặng nề của chất độc màu da cam. Chú sinh được 2 con thì 2 đứa đầu óc đều khờ khạo, thành ra việc học hành cũng không đến nơi đến chốn. 

Mỗi ngày trôi qua, thân thể chú thêm tiều tụy, đôi chân teo tóp, run rẩy phải chống nạng lê đi. Mọi gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy guộc của người vợ tảo tần. Rồi đến khi người vợ ngã bệnh bởi căn bệnh ung thư xương quái ác cũng không có tiền chạy chữa, phải nằm thoi thóp, quằn quại chờ ngày chết trong niềm tuyệt vọng.

“Ngày trước vợ tui còn sống cũng vì chịu thương chịu khó làm lụng, thức khuya dậy sớm cày thuê cấy mướn, rồi dầm mình hàng giờ dưới sông Trường Giang để mò cua bắt ốc về nuôi cả nhà nên mới kiệt sức mà ngã bệnh rồi ra đi”, chú Trung bồi hồi nhớ lại.

Căn nhà rách nát như cái chòi của gia đình chú Trung nằm lọt thỏm giữa một cánh đồng hoang vắng của xóm Sằm Kè vốn nổi tiếng là nghèo nhất nhì của huyện. Ngôi nhà dựng lên từ 4 tấm phên tre vách nứa cuối cùng không thể tiếp tục che chở cho gia đình nên gần đây chú Trung đã rời về sống trong ngôi nhà của cha mẹ để lại. 

http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/daoly/20130313/nguoi_linh_gia-3.jpg
 Chú Trung đứng trước ngôi nhà của gia đình mình. (Ảnh cũ do nhân vật cung cấp)

http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/Contents/daoly/20130313/nguoi_linh_gia-2.jpg
Chú Trung (bên phải) được bà con chòm xóm đến thăm hỏi ở ngôi nhà cha mẹ để lại.

Từ ngày gác súng đến nay, chú Trung hầu như quanh năm suốt tháng chỉ lẩn quẩn ở nhà, còm cọm nhặt nhạnh từ mảnh vườn để có cái cho vào bụng 3 cha con. Từ khi vợ chú mất, 3 cha con chú Trung lại càng khốn khó, chật vật, thiếu thốn đủ bề. Giờ ở cái tuổi 56 nhưng nhìn chú Trung đầu đã bạc, khuôn mặt nhăn nheo.

Cả 5 tháng nay (kể từ khi vợ chú mất), 3 cha con hầu như không biết đến bữa sáng là gì. Bữa trưa và tối phải chắt bóp lắm mới có ít cho vào miệng.

Ngay cả con chó chú nuôi đã lâu cũng đành bỏ đi tìm chủ mới. “Người cũng bữa có bữa không nói chi đến chó!”, chú Trung chua xót.

Thấy hoàn cảnh chú Trung cô độc, không nơi nương tựa nên chú Lê Thiện (60 tuổi, cùng xóm) vẫn thường xuyên đi vận động bà con, gom góp gạo đem sang giúp đỡ, ngoài ra cũng làm giúp chú Trung chuyện đồng áng, bếp núc hay đi chợ.

“Mùa nắng còn có người qua lại thăm hỏi, cho gạo còn đỡ chứ đến mùa mưa thì 3 cha con cả tuần lễ không có hột cơm vào bụng. Suốt ngày chỉ ăn khoai, nấu sắn cầm cự qua bữa. 2 đứa con thì khờ khạo, nói gì cũng ngớ nga ngớ ngẩn, chú Trung thì liệt đôi chân nên không đi đâu được”, chú Thiện chia sẻ.

Gia đình chú Trung là diện hộ nghèo nhất xã. Gia đình chỉ trông cậy vào 2 sào ruộng ít ỏi nhưng không thể tự canh tác được nên đến ngày mùa lại phải nhờ bà con xúm lại làm giúp. Chú Trung cũng được hưởng trợ cấp cho người tàn tật (do chú làm thất lạc giấy tờ nên không được hưởng chính sách cho thương binh) nhưng không thấm vào đâu.

“Gia đình chú Trung là một hộ gia đình có hoàn cảnh bi đát của địa phương. Cả nhà sống bằng nguồn trợ cấp của Nhà nước quả là khó khăn. Chúng tôi biết làm gì hơn khi điều kiện của đại đa phần người dân còn khó khăn”, bà Thủy Thị Chín, Hội từ thiện huyện Thăng Bình cho biết.
 Mọi sự hỗ trợ xin gửi về địa chỉ:

1. Chú Nguyễn Ngọc Trung (56 tuổi) trú tại tổ 19, thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2. Hoặc Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức
Địa chỉ: tầng 5, Tòa nhà Láng Trung, số 60/850, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: (04) 62.765.887; (04) 62.765.886. Hotline: 098.884. 4039.
Số tài khoản ngân hàng: 126.10.000.119.106 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Ba Đình (Hà Nội). Chủ tài khoản: Báo điện tử Kiến Thức
Xin vui lòng ghi cụ thể tên người được hỗ trợ hoặc tên bài báo có nhân vật được hỗ trợ. Kienthuc.net.vn cam kết chuyển tận tay.

Trân trọng!

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013



DỐI

Có hay không? Tất cả sẽ nhạt nhòa.
Bao nghiệt ngã giữa hai chiều quên, nhớ.
Mưa chiều nay bao nhiêu bong bóng vỡ?
Tím cả góc trời nỗi nhớ tên em!
Nhớ em nhiều những  mãi vẫn lặng im,
bởi khoảng cách vô hình, nhưng thực tế.
Sợ chạm tay phá tan miền kí ức.
Dối lòng mình có tội lắm không em?


Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Cả tuần qua cộng đồng mạng nóng lên với một bài viết của trang điện tử NGƯỜI ĐƯA TIN sau đó được báo Pháp luật và Xã hội đăng lại. Bài viết với tựa đề  Choáng với "nhật kí.... sex" viết chung của học sinh lớp 8. Thật không thể tin nổi những học sinh trong bài viết ở tuổi mới lớn lại có những hành động bạo dạn hết sức. Phải chăng sự bùng nổ của CNTT đã làm cho các bậc Cha, Mẹ không theo kịp con cái để kịp thời trang bị cho con những điều cần thiết và như thế chúng đã bị các trang Web đen và các trò chơi khác lôi cuốn vào các thói hư, tật xấu? Hay do mãi lo kiếm tiền để lo cho cuộc sống mà họ quên mất nên dạy con và kiểm soát chúng như thế nào? Đọc xong bài viết mình ai cũng giật mình nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình. Mong rằng sau khi đọc bài này các bậc Cha, Mẹ hãy dành thêm chút thời gian để quan tâm về giáo dục giới tính cho con cái và cũng xin giới thiệu đến mọi người bài viết trên. Choáng với "nhật kí.... sex" viết chung của học sinh lớp 8!



Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

GỢI NHỚ




    Vượt đèo Hố Ngãi bạn ơi
Vực Voi đã đến trường ta đây rồi
    Ngôi trường nằm giữa quả đồi
Suy đi ngẫm lại chưa trồi hécta
    Hội đồng thư viện tuy hai
Nhưng mà chỉ một khuất trong quả đồi
    Phía trước sáu phòng đơn sơ
Bên hông tập thể chỉ vài tấm tranh
                                                             Bao quanh bởi hàng chè tàu
                                                         Tạo ra khung cảnh nên thơ bấy giờ...
                                                                                              Trần Ngọc Trực
                                                                               (bài thơ được trích chọn từ blog Vẫn Còn của tác giả)

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

NGHĨ VỀ NGHỀ











Ai đã nâng niu uốn nén
Gieo vào ta nghững con số cộng trừ
Từ thuở chập chững a bờ
Để bây giờ ta được lớn khôn thêm
Nghiệp giao chữ ngấm từ lâu
Ông cha ta đã làm nên lịch sử
Tạo bởi Lê Bá Khánh Trình
Và Ngô Bảo Châu lừng danh thế giới
Sản phẩm đó, sản phẩm đó
Xin hãy chần chờ gì hơn được nữa
Nói tiếp đi, nối tiếp đi
Những con rồng của đất Đại Việt ta
Bức phá đi, bức phá đi
Để nghiệp gieo chữ mãi mãi sáng tươi

Ngọc Trực Xuân 2013

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

EM CÒN NHỚ


EM CÒN NHỚ

Em có còn nhớ chuyện xửa chuyện xưa
Của một thời tâm hồn luôn trong trắng
Khi chiều xuống chiều dần phai sắc nắng
Bạn bè mình thả bước dạo lang thang

Đường Trà Sung sông uốn lượn quanh làng
Đèo Hố Ngãi mây chùng giăng mù mịt
Khói lam chiều vây kín quanh Vườn Mít
Tiểu Tây buồn đứng trầm mặc uy nghiêm

Khi màn đêm buông nhẹ xuống im lìm
Bếp tập thể bữa cơm xoàng ăn vội
Mắt nhìn nhau mà lòng nghe bối rối
Tập thể nghèo sớm tối vẫn có nhau

Chiều cuối tuần mình kẻ trước người sau
Rong ruổi về quê Hòa Hương, Tam Ngọc
Đêm Tam Vinh  tiếng võng đưa lóc cóc
Ánh trăng vàng rụng vỡ mảnh sân rêu

Em có còn nhớ kỷ niệm dấu yêu
Quán cà phê hai đưa ngồi lặng lẽ
Ba mươi tuổi đâu phải còn quá trẻ
Mà ngượng ngùng chẳng nói được điều chi

Năm tháng dài rồi cũng sẽ qua đi
Bạn bè ngày xưa ai còn ai mất
Nhưng kỷ niệm vẫn hằng sâu ký ức
Và mãi còn in đậm trái tim ta.